Tết ! Cái phong tục có từ ngàn đời của người dân phương đông, và gần như ai cũng tôn trọng cái ngày này. Vừa cổ kính vừa thiêng liêng với mỗi gia đình. Ai cùng thấy điều đó, ai cũng trân trọng điều đó.
Và vợ chồng Thanh cũng nhận ra nhưng có điều làm khác thiên hạ mà thôi. Có lẽ đời sống thì giống nhau còn cuộc sống thì mỗi người mỗi khác chăng. Cộng thêm 2 ngày phép của năm nên Thanh mới nghỉ được 3 ngày trước giao thừa.
Mọi người xung quanh luôn nghĩ gia đình Thanh chắc là khá giả lắm, nhà vừa làm xong, vợ chồng có công ăn việc làm, thu nhập cũng không đến nỗi tệ chắc tết này ăn to lắm. Và Thanh cũng không bao giờ muốn họ nghĩ nhà mình khó khăn, lúc nào cũng chứng tỏ cho thiên hạ biết mình sống sung sướng... mà hàng xóm của mình là những người không ra gì. Thôi, khỏi quan tâm. Vì vậy nên chẳng bao giờ Thanh cho chồng ngao du với hàng xóm... họ thuộc tầng lớp khác.
Thanh coi thường họ. Cho nên mình ăn tết như thế nào, sắm tết như thế nào cũng không cần họ quan tâm. Bởi vậy, 3 năm qua không bao giờ Thanh đồng ý với chồng cúng tất niên để mời hàng xóm láng giềng uống với nhau ly rượu. Năm nay cũng vậy. Nhà vừa sửa xong, nhìn cũng được được thế nhưng khi chồng đề nghị làm tất niên thì Thanh gạt phắt: làm tất niên để mời mấy thằng cha mắc dịch qua nhậu nhẹt, rồi xả ra đó... làm khổ con này.... Thanh nói với chồng như vậy. Thế là không bao giờ có tất niên. Không có tất niên thì có chết ai đâu, như vậy lại đỡ tốn tiền, đỡ nhâu nhẹt... Như vậy là bỏ phong tục của ông bà, tổ tiên... thôi kệ, như vậy có chết ai đâu, cái gì có lợi thì làm... Thanh tự nhủ như vậy... mình sống cho mình chứ sống cho ai đâu.
Mình sống cho mình, mình sống theo ý mình... không ảnh hưởng đến ai là được rồi. Thanh cũng nhận thấy cái tính lập dị của mình so với mọi người và luôn tìm cách bảo vệ, mặc cho anh chị em trong gia đình góp ý. Còn chồng, với Thanh lâu nay vẫn coi không ra gì nên có góp ý cũng như không.
Mọi việc trong gia đình, từ đi đứng trong nhà đến cái nhìn trên đường đi của chồng đều được Thanh kiểm soát chặt chẽ. Sao không chịu nhìn xuống đường ? Bánh xe dẫm phải giấy vàng mã của người chết, qua vũng nước sao không đi chậm lại để nước văng lên ướt hết chân.... không được đi dưới tán cây nếu trời mưa, vì nước trên cây nhỏ xuống làm bẫn người.v.v. tất cả Thanh phải chỉ dạy cho chồng. Với Thanh, anh ta là người ở dơ và kém hiểu biết, càn phải chỉ cho anh ta từng chút một.
Số của Thanh khổ mà. Ngoài đường là vậy. Về nhà còn khổ hơn. Anh ta luôn không chịu nghe lời Thanh, đứng dựa mà tay lúc nào cũng vịn tường, nếu đụng tay vào tường sẽ làm bẫn... chùi tường sẽ khổ Thanh. Bạn của chồng tới chơi, ngồi ghế xong là Thanh bắt chồng phải lấy xà phòng chùi ghế ngay. Ai cũng dơ bẩn hết.
Nhưng tính Thanh cũng lạ. Tất cả đồ dùng được mua ngoài chợ khi đem về tới nhà là chồng không được đụng tới. Sợ bẩn ! Muốn đụng tới phải đi rửa tay, cho dù đồ ngoài chợ vẫn nằm nguyên trong túi nilon. Không biết những người bán hàng ngoài chợ có phải rửa tay rồi mới bán hàng cho Thanh hay không.
Nổi khổ của Thanh là điều bực bội của chồng. Nhưng Thanh phớt lờ chuyện đó. Cái chính là Thanh thấy hài lòng. Chồng thì quan trọng cái gì cơ chứ. Mình cứ làm theo ý mình đi đã.
Và rồi... ( còn tiếp )
Phước Trung