Sau hơn 1 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển để ra đảo Lý Sơn. Tàu cao tốc gần cập bến thì thuyền trưởng thông báo là không thể cập bến, vì sóng lớn, phải tân bo. Trên tàu có gần 50 bà con trên đảo ké đi không mất tiền.... khi tàu neo cách đảo hơn 100m thì những người cứng cựa nhất đối với sóng biển mặt mày đang từ hồng chuyển sang tái. gió cấp 4, cấp 5 nhưng chiếc thuyền cao tốc hiện đại nhất cũng phải chồm lên hạ xuống....mình cảm thấy khó chịu. Đoàn công tác trên tàu cao tốc là lãnh đạo tỉnh, những nhân vật quan trọng của ủy ban tài chính ngân sách Quốc Hội... họ đang rất háo hức được lên bờ. Nhưng phải đợi thuyền tân bo vào đảo. Tàu tân bo đoàn làm việc thì không thấy đâu.... tất cả mọi người chờ... 2 phút....3 phút...5 phút.... 10 phút... Chịu hết nổi. Bà con đi ké thì đã xuống hết những chiếc thuyền tân bo vào bờ... và đã có 4 chuyến chuyển bà con vào. Còn đoàn công tác thì phải chờ.... không thấy chiếc tàu nào ra đón... Không chịu nổi nữa, ông phó chủ tịch tỉnh bèn ra lệnh cho tàu quay lại đất liền....
Thế là gần 30 phút sau khi tới đảo chiếc tàu đành phải quay về đất liền.... Và những chiếc tàu tân bo đưa đoàn khách chính phủ làm việc với đảo vẫn không thấy ra...
Mình không còn hiểu chuyện gì nữa với kiểu làm ăn tắc trách và chậm chạp của huyện Lý Sơn. ...
Ông thuyển trưởng tàu cao tốc cho mình hay, với việc đưa đoàn đi ra, đi về, chỉ riêng chi phí xăng dầu đã lên gần 25 triệu.
Đó là một sự lãng phí..... ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc này ?
Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010
24 triệu đồng cho chuyến đi đảo không thành....
Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010
Thức khuya
Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010
Truyện ngắn - Ở sạch
Tết ! Cái phong tục có từ ngàn đời của người dân phương đông, và gần như ai cũng tôn trọng cái ngày này. Vừa cổ kính vừa thiêng liêng với mỗi gia đình. Ai cùng thấy điều đó, ai cũng trân trọng điều đó.
Và vợ chồng Thanh cũng nhận ra nhưng có điều làm khác thiên hạ mà thôi. Có lẽ đời sống thì giống nhau còn cuộc sống thì mỗi người mỗi khác chăng. Cộng thêm 2 ngày phép của năm nên Thanh mới nghỉ được 3 ngày trước giao thừa.
Mọi người xung quanh luôn nghĩ gia đình Thanh chắc là khá giả lắm, nhà vừa làm xong, vợ chồng có công ăn việc làm, thu nhập cũng không đến nỗi tệ chắc tết này ăn to lắm. Và Thanh cũng không bao giờ muốn họ nghĩ nhà mình khó khăn, lúc nào cũng chứng tỏ cho thiên hạ biết mình sống sung sướng... mà hàng xóm của mình là những người không ra gì. Thôi, khỏi quan tâm. Vì vậy nên chẳng bao giờ Thanh cho chồng ngao du với hàng xóm... họ thuộc tầng lớp khác.
Thanh coi thường họ. Cho nên mình ăn tết như thế nào, sắm tết như thế nào cũng không cần họ quan tâm. Bởi vậy, 3 năm qua không bao giờ Thanh đồng ý với chồng cúng tất niên để mời hàng xóm láng giềng uống với nhau ly rượu. Năm nay cũng vậy. Nhà vừa sửa xong, nhìn cũng được được thế nhưng khi chồng đề nghị làm tất niên thì Thanh gạt phắt: làm tất niên để mời mấy thằng cha mắc dịch qua nhậu nhẹt, rồi xả ra đó... làm khổ con này.... Thanh nói với chồng như vậy. Thế là không bao giờ có tất niên. Không có tất niên thì có chết ai đâu, như vậy lại đỡ tốn tiền, đỡ nhâu nhẹt... Như vậy là bỏ phong tục của ông bà, tổ tiên... thôi kệ, như vậy có chết ai đâu, cái gì có lợi thì làm... Thanh tự nhủ như vậy... mình sống cho mình chứ sống cho ai đâu.
Mình sống cho mình, mình sống theo ý mình... không ảnh hưởng đến ai là được rồi. Thanh cũng nhận thấy cái tính lập dị của mình so với mọi người và luôn tìm cách bảo vệ, mặc cho anh chị em trong gia đình góp ý. Còn chồng, với Thanh lâu nay vẫn coi không ra gì nên có góp ý cũng như không.
Mọi việc trong gia đình, từ đi đứng trong nhà đến cái nhìn trên đường đi của chồng đều được Thanh kiểm soát chặt chẽ. Sao không chịu nhìn xuống đường ? Bánh xe dẫm phải giấy vàng mã của người chết, qua vũng nước sao không đi chậm lại để nước văng lên ướt hết chân.... không được đi dưới tán cây nếu trời mưa, vì nước trên cây nhỏ xuống làm bẫn người.v.v. tất cả Thanh phải chỉ dạy cho chồng. Với Thanh, anh ta là người ở dơ và kém hiểu biết, càn phải chỉ cho anh ta từng chút một.
Số của Thanh khổ mà. Ngoài đường là vậy. Về nhà còn khổ hơn. Anh ta luôn không chịu nghe lời Thanh, đứng dựa mà tay lúc nào cũng vịn tường, nếu đụng tay vào tường sẽ làm bẫn... chùi tường sẽ khổ Thanh. Bạn của chồng tới chơi, ngồi ghế xong là Thanh bắt chồng phải lấy xà phòng chùi ghế ngay. Ai cũng dơ bẩn hết.
Nhưng tính Thanh cũng lạ. Tất cả đồ dùng được mua ngoài chợ khi đem về tới nhà là chồng không được đụng tới. Sợ bẩn ! Muốn đụng tới phải đi rửa tay, cho dù đồ ngoài chợ vẫn nằm nguyên trong túi nilon. Không biết những người bán hàng ngoài chợ có phải rửa tay rồi mới bán hàng cho Thanh hay không.
Nổi khổ của Thanh là điều bực bội của chồng. Nhưng Thanh phớt lờ chuyện đó. Cái chính là Thanh thấy hài lòng. Chồng thì quan trọng cái gì cơ chứ. Mình cứ làm theo ý mình đi đã.
Và rồi... ( còn tiếp )
Phước Trung
Vô cảm và xấc xược
Hiện nay hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, chính ngạch có, lậu có.v.v. từ hàng tiêu dùng cho đến hàng ăn uống. Và nguy hiểm hơn là một số bánh kẹo không có lấy một chữ tiếng Việt mà học sinh tiểu học của Việt Nam mỗi khi đến trường đều nhâm nhi mỗi lúc ra chơi hay trước buổi học. CÁc em ăn ngon lành những thứ như thịt hổ chiên, thịt đà điểu chiên, đông sương.v.v những mặt hàng này rất rẻ và có thể để tháng này qua tháng nọ vẫn không hư... không ai kiểm chứng những thứ trong đó là chất gì.
Ngành chức năng có thể tịch thu ngay lập tức những loại hàng hóa không rõ nguồn gốc này là quản lý thị trường.
Sau khi tìm hiểu và chứng minh rằng hầu như các trường tiểu học từ thành phố đến các trường miền núi vùng đồng bào dân tộc đều có các mặt hàng này bán trước cổng trường. Hàng này được bán công khai ở chợ thị trấn Châu ổ huyện Bình Sơn.
Đem theo một số loại bánh mua được ở các điểm trường đến chi cục Quản lý thị trường Quảng Ngãi để khẳng định những loại hàng hóa này là hàng cấm lưu thông trên thị trường.
Đón tiếp hai phóng viên chúng tôi là 2 cán bộ nữ đang làm việc trong Chi cục. Hai chị rất niềm nở. Sau khi chúng tôi trình bày thì 2 chị đều khẳng định đây là hàng cấm lưu hành trên thị trường vì không có nhãn phụ, không rõ nguồn gốc... và tịch thu là điều hiển nhiên.
Chúng tôi xin được gặp ông lãnh đạo Chi cục. Ông này tên là Trần Quang Toản- chi cục phó. Khi gặp chúng tôi, ông ta có vẻ không thích thú lắm. Sắc mặt ông ta lạnh như tiền. Sau khi trình bày xong vấn đề, ông ta cũng công nhận đây là những hàng hóa nguy hiểm, không rõ xuất xứ, nguồn gốc....theo quy định thì phải tịch thu.
Khi chúng tôi yêu cầu ông ta trả lời phỏng vấn thì ông ta tìm cách từ chối. Mặc dù chỉ chúng tôi chỉ yêu cầu ông cho khán giả xem truyền hình biết cách để tránh, không dùng những loại thực phẩm như vậy nữa. Ông ta vẫn từ chối.
Tôi đề nghị thẳng: anh cứ thấy thực tế như thế nào thì anh nói vậy để chúng tôi tuyên truyền cho người tiêu dùng.
Ông ta vẫn không chấp nhận.
Tôi nói: Nếu anh không trả lời truyền hình thì anh cứ nhận xét của mình về các loại hàng hóa này và tôi sẽ ghi âm lại lời anh nói.
Đang ngồi dựa ngửa trên ghế khi tiếp chúng tôi, ông ta bật dậy và nói với vẻ hùng hổ: Mày chơi khó tao hả.
Nói xong, ông ta bỏ đi một hơi và không thèm quay đầu lại.
Thái độ mất lịch sự của ông ta đã làm cho 2 chị nhân viên cấp dưới của mình ngỡ ngàng.
Khi ông ta vừa bước đi, 2 chị nhân viên phân bua với chúng tôi rằng sếp mình có việc bực dọc gì đó nên như vậy.
Một thái độ làm việc coi thường người khác. Hơn nữa, chúng tôi là phóng viên tới làm việc với mục đích hoàn toàn chân chính.
Một lúc sau, ông Chi cục trưởng tới gặp chúng tôi. Ông này mong chúng tôi bỏ qua cho hành động ngang ngược và xấc xược của ông chi cục phó cơ quan mình.
Không hiểu sao một Chi cục phó chi cục quản lý thị trường mà lại thờ ơ với sức khỏe của nhân dân mình, sức khỏe của các em học sinh... thế hệ tương lai của đất nước. Trách nhiệm của ông ta là để làm việc đó, để ngăn chặn những loại hàng hóa mà kẻ xấu đang đầu độc các em học sinh.
Có lẽ ông Toản không nhìn ra hậu quả của những hàng hóa đang tràn ngập thị trường trong tỉnh, những hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc.
Đạo đức của ông ta ở đâu ?
Hay là ông ta sợ rằng, khi nói ra sẽ bị chỉ trích là lãnh đạo ngành quản lý thị trường mà để hàng hóa không rõ nguồn gốc ngang nhiên trôi nổi trên thị trường ?
Ông ta có biết là làm như vậy là coi thường tính mạng và sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam không ?
Chắc chắn ông ta sẽ biết. Biết mà để như vậy thì còn ra thể thống gì nữa. Hay là ai chết mặc ai ?
Nếu vậy ông ta có nên ngồi vào cái ghế đó nữa không ?
Chắc chắn ông ta là Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Như vậy ông ta nên tự loại mình ra khỏi hàng ngũ của Đảng thì đúng hơn. Không có trách nhiệm, không có tình người, đối xử vô văn hóa ... loại đạo đức như vậy có nên điều hành công việc liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng không ? đặc biệt là đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Câu trả lời dành cho các bạn khi đọc bài viết này.
nft
Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010
Yêu chó
Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010
về với biển... về nơi mênh mông tình người
Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010
Đi tìm hạnh phúc mong manh !
Nhìn lớp trẻ, mới cảm thấy sự già nua đang hiện rõ trên khuôn mặt mình.
Suy nghĩ của minh đang già, không còn nhanh nhẹn và linh động bằng lớp trẻ.
Càng lúc thấy cuộc sống này thật lắm phiên toái. Không biết tin vào ai, không biết nói chuyện tâm sự cùng ai...
Càng lúc thấy mình không còn khả năng để làm việc...
Tư duy đang dần dần bị ...chết.
Ôi ! điều đó thật sự khủng khiếp đối với một người làm báo.
Gần 15 năm làm báo chưa bao giờ thấy mình thật sự là nhà báo, mà chỉ na ná giống nhà báo mà thôi.
Mỗi người có một khả năng nhất định. và họ có thể thực sự đứng ở đỉnh cuộc đời mình bằng chính cái khả năng đó. Đó có phải là lý thuyết không ? Nhưng cũng có vô vàn những kẻ có kiểu đứng trên đỉnh của những người khác.
Khổ thay !
Mình biết mình đã cố gắng hết sức mình để đạt được cái khả năng mình có. Và hình như mình đã chạm mốc đó rồi. Mình có cố nữa cũng không được. làm mãi cũng không hay, viết mãi cũng nhàm chán. Có lẽ phải dừng ở đây thôi.
Lặng lẽ sống yên bình !
Gia đình và công việc cơ quan đã không cho mình dừng lại.
Và rồi phải bước tiếp.
Bước đến giây phút cuối cùng của cái gọi là con người.
Thời gian gần đây, đi ra đường, nhìn dòng người qua lại, mình không cảm nhận được tấp nập ồn ào, náo nhiệt của thành phố... chen lẫn vào mình vẫn là sự cô đơn.
Cô đơn khủng khiếp !
Thật sự mình rất muốn bỏ đi... bỏ đi thật xa...
Nhưng lý trí lại không bao giờ cho phép.
Nghĩ cũng khổ cho thân phận của một con người. sinh ra... học hành... mưu cầu cuộc sống... vật lộn với cuộc đời... rồi để chết đi..... về với hư không....
Mình thèm những phút giây hạnh phúc thật sự.
Hạnh phúc giản dị thôi.... nhưng hình như vẫn không tìm thấy... hay là có mà mình không nắm lấy ?
Đúng, nếu ta buồn... ta xem đó là niềm vui, thì đó là niềm vui. Hạnh phúc ... có vô vàn điều hạnh phúc.
Ta đang tìm hạnh phúc mong manh !
Phước Trung